Kỹ thuật nuôi cá Trê Lai mà bạn cần nắm bắt ngay

Với mục đích giúp các hộ nông dân giảm thiểu tối đa các sai sót và nắm bắt thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy cùng Trại cá giống Năm Đắc khám phá kỹ thuật nuôi cá Trê Lai dưới bài viết ngay nhé!

I. Những điều cần biết về cá Trê Lai

Đây là dòng cá được lai giữa cá Trê Phi và cá Trê Vàng, với ngoại hình tương tự cá Trê Vàng, da trơn nhẵn, đầu to dẹp, thân hình thon dài và dẹp dần về đuôi. Thân cá màu xám với những chấm nhỏ mờ.

Cá Trê Lai thường hay rúc vào các hang nên khả năng hỏng bờ ao rất dễ. Chúng hoạt động và ăn mạng vào chiều tối hoặc khi mờ sáng. Loài này dễ nuôi, rất ít bị bệnh và mau lớn với điều kiện nuôi và mật độ thích hợp. Cá có ngoại hình đẹp giống cá Trê Vàng nên rất dễ bán – nuôi 1 tháng có thể tăng đến 100g/con.

*Môi trường sống của cá Trê Lai:
Cá sống và phát triển tốt trong môi trường nước hơi phèn, có độ PH từ 3,5 – 10,5, độ mặn dưới 15% và nhiệt độ từ 11 – 39,5oC. Nhờ cơ quan hô hấp phụ nên chúng có thể thở bằng oxy không khí, sống được trong môi trường nước như: ao, đìa nước tù với hàm lượng oxy thấp và thậm chí nếu như giữ được độ ẩm, chúng có thể tồn tại trên cạn đến 1 giờ.

 

II. Kỹ thuật nuôi cá Trê Lai tại ao

1. Chọn nơi và xây dựng ao

Nơi nuôi cá: Nguồn nước sạch, đất thịt hoặc cát pha sét để đắp bờ

Xây dựng ao bằng ao đất bình thường hoặc bể xi măng có đáy là bùn đất. Ao hình chữ nhật (nhằm khi thu hoạch dễ kéo lưới) với diện tích từ 1000 – 3000m². Ao có độ sâu từ 1,2 – 1,5m là phù hợp, bờ phải cao hơn 0,6m so với mực nước cao nhất trong ao và được đầm nén thật chặt, tránh trường hợp nước bị rò rỉ hoặc chảy nhiều thành dòng từ mặt bờ xuống ao (Vì cá trê hay dùng hai cạnh cứng của vây ngực để bò, đầu dẹp và đuôi quật mạnh để chui và đào ngoáy chỗ rò rỉ thành hang để trú và chúng có thể bò ngược dòng nước rất nhanh).

Vì vậy, ta cần phải cho nước chảy thẳng xuống ao hoặc dẫn đường ống cấp nước vào lòng ao, đầu 2 ống cấp và thoát nước phải được bọc nylon hoặc lưới sắt để cá không bơi đi. Và xung quanh ao không có cây cối để tránh um tùm. 

2. Chuẩn bị ao

a) Nếu là ao cũ: Bạn cần vét sạch lớp bùn đáy, làm kín lỗ rò rỉ, phơi đáy ao từ 2 -3 ngày, bón vôi từ 30 – 50 kg/1000m² để diệt tạp và điều chỉnh độ pH cho nước ao. Bón lót phân chuồng từ 100 – 150kg phân/1000m². Sau đó, cho nước lọc qua lưới 0,5mm vào ao để loại bỏ cá dữ, địch hại. 

Đối với ao không thể làm cạn nước mà trong ao lại có nhiều cá tạp thì bạn có thể dùng rễ cây thuốc cá được dập kỹ, ngâm một đêm rồi vắt thành nước, pha loãng rồi tạt đều khắp ao với liều lượng 1kg rễ/1000m³ nước hoặc dùng hàm lượng Saponin theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Thời gian xử lý tốt nhất là từ 7 – 8h sáng và khi xử lý xong phải để 7-10 ngày mới được thả cá giống.

b) Nếu là ao mới: Dùng nước ngâm ao tầm 5 – 7 ngày rồi sục rửa nhiều lần để loại đi các chất phèn, kiểm tra kỹ càng các lỗ rò rỉ, đầm nén rồi tiến hành theo trình tự: bón vôi, bón phân gây màu, lấy nước kiểm tra môi trường như trường hợp ao cũ. Sau 5 – 7 ngày mới được thả cá giống.

III. Kỹ thuật nuôi cá Trê Lai tại bể xi măng
1. Cách xây bể xi măng

Bể xi măng nên được xây dưới dạng hình chữ nhật với diện tích 15 – 20m² và độ sâu tầm 1 – 1,5m. Xung quanh bể cần được bao bọc bởi lưới cao để tránh trường hợp cá phi ra ngoài. Phía trên bể cần có mái che để giảm các tác động từ ngoại cảnh (nắng, mưa,…)

Nền bể nên xây nghiêng từ 5 – 10% về phía ống thoát nước. Phủ thêm dưới nền một lớp cát dày tầm 5 – 10 cm để tránh trường hợp cá bị tổn thương do tiếp xúc với đáy bể. Bên cạnh đó, cát còn có thể lọc nước nên sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí một lượng nước nhất định.

2. Xử lý bể xi măng trước khi thả cá

Nên xử lý bể xi măng trước khi thả cá ít nhất 1 tháng. Đối với bể cũ, bạn chỉ cần rửa sạch bể bằng nước và ngâm nước bể tầm 5 – 7 ngày rồi tháo nước và rửa lại.

Nếu bể mới xây, bà con dùng phèn chua ngâm trong bể tầm 5 – 7 ngày để giảm mùi xi măng rồi tháo nước, rửa sạch bể. Sau đó, ngâm nước bể 5 – 7 ngày rồi xả đi, rửa sạch lần nữa thì bà con đã có thể thả cá giống an toàn.

IV. Thả cá giống

a) Chọn cá giống
Lựa chọn nơi bán cá giống uy tín, chất lượng và gần nhất (Ở khu vực Cao Lãnh, bà con có thể liên hệ Trại cá giống Năm Đắc để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất)
Nên chọn kích thước giống đồng đều, mạnh khoẻ, không có dấu hiệu bị tổn thương, bị bệnh và sức bơi tốt.
Số lượng cá giống hợp lý nhất tầm khoảng 200 – 300 con/kg

b) Vận chuyển và thời gian thả cá phù hợp
Có 2 phương pháp vận chuyển:
+ Dùng thùng xốp có lót ni lông, gắn máy sục khí với 1 lít nước cho 0,1 – 0,15kg cá giống và sau 3-4h thì thay nước 1 lần.
+ Dùng túi ni lông có bơm oxy với 1 lít nước cho 0,15 – 0,2kg cá giống. Thể tích giữa nước & oxy trong túi là 1:2, sau 8h nên thay oxy mới.

Nhiệt độ khi vận chuyển từ 25-32oC với điều kiện là trời mát hay có biện pháp hạ nhiệt để cá không bị nóng. 

Đối với khu vực Cao Lãnh, Đồng Tháp thì bà con có thể liên hệ Trại cá giống Năm Đắc để mua cá giống chất lượng và được giao hàng tận nơi nhé!

Thời gian thả cá phù hợp:
Bạn nên chọn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để thả cá. Tránh trường hợp cá bị bệnh ngoại ký sinh thì trước khi thả, bạn nên tắm chúng bằng nước muối (20 – 30 gam nước muối/1 lít nước) tầm 3 – 5 phút, ngâm bao trong nước ao từ 10 – 15 phút để nhiệt độ trong và ngoài bao được cân bằng rồi bạn hãy mở miệng bao, thêm vào một ít nước, để yên 5 phút rồi thả cá bơi ra ngoài.

c) Mật độ thả:
Nếu bạn nuôi duy nhất một loại cá Trê Lai trong ao, bể thì bạn nên cân nhắc thả 15 – 25 con/m².
Còn nếu như bạn nuôi ghép với các loài cá khác như: trắm, trôi, mè, chép,… thì bạn nên thả 90% cá Trê Lai và 10% các loài cá khác.

V. Thức ăn và cách chăm sóc cá Trê Lai
1. Thức ăn cho cá

Cá Trê Lai là loài ăn tạp, chủ yếu thiên về các loài động vật. Bạn có thể dùng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn hoặc tự sản xuất thức ăn để bớt chi phí, tăng năng suất sau các mùa vụ.
+ Thức ăn từ động vật: giun đất, ếch, nhái, trùn quế, cá tạp, cua, ốc,… Bạn có thể tận dụng các phế phẩm như: đầu vỏ tôm, da ruột mực, đầu lòng cá.
+ Thức ăn từ thực vật: ngô, thóc, đậu tương,…
+ Thức ăn bổ sung: Chế phẩm sinh học, vitamin, premix khoáng,…

*Liều lượng hợp lý cho cá Trê Lai ăn
+ Tháng đầu tiên nuôi: Thức ăn tươi sống chiếm 20 – 30% trọng lượng cá.
+ Tháng thứ 2: Thức ăn tươi sống chiếm 10 – 20% trọng lượng cá.
+ Tháng 3 & 4: Thức ăn tươi sống chiếm 10 – 15% trọng lượng cá.
+ Tháng 5 & 6: Khẩu phần thức ăn tươi sống giảm chỉ còn 5% trọng lượng cá. 

Bạn có thể cho cá ăn 1 ngày 2 lần – vào lúc sáng sớm và chiều mát. Sau khi cho ăn, bà con cần kiểm tra và theo dõi lượng thức ăn còn dư lại để điều chỉnh lượng ăn sao cho phù hợp, tránh lãng phí vào buổi sau.

Tuy cá Trê Lai là loài ăn tạp nhưng bạn không được cho chúng ăn các thức ăn ô thiu, ẩm mốc,… vì đây là mầm mống khiến nước trong bể nuôi bị ô nhiễm, gây bệnh cho cá.

2. Cách chăm sóc cá Trê Lai

Dù nuôi cá Trê Lai trong ao hay tại bể xi măng, bạn cũng phải quan tâm đến các vấn đề về màu nước hay hoạt động của cá để xử lý kịp các rủi ro và điều chỉnh thức ăn sao cho phù hợp.

Cá Trê Lai có thể tồn tại được ở môi trường nước bẩn với hàm lượng oxy thấp. Tuy nhiên, khi sống tại môi trường sạch thì cá sẽ phát triển nhanh hơn nên bà con cần phải chú ý thay nước thường xuyên. Tháng đầu, bạn chỉ cần chú ý bổ sung thêm lượng nước bị hao hụt. Tháng tiếp theo trở đi, bạn có thể thay nước 5 – 7 ngày/lần, thay từ 20 – 40% theo định kỳ.

Kiểm tra các lỗ rò rỉ, cống ao thường xuyên để ngăn chặn việc cá bơi khỏi ao. Theo dõi, phòng trừ địch hại như chim, rắn, cá lớn,… ăn cá.

Trường hợp mưa to gió lớn, bà con nhanh chóng theo dõi bờ bao phòng chống cá bơi đi trong mưa và rắc vôi bột cho bờ ao 10kg/100m² để hạn chế phèn theo nước mưa trôi xuống ao.

VI. Thu hoạch mùa vụ

Bà con có thể dễ dàng thu hoạch hết một lượt bằng cách thả ống, tháo cạn nước trong bể nuôi hoặc dùng lưới đánh (trường hợp nuôi cá ở cao). Bà con cần phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh cá bị tổn thương làm giảm giá bán.

Sau 4 – 6 tháng nuôi, cá có thể thu hoạch và nếu bà con nuôi cá tốt thì chúng có thể đạt chất lượng như sau:
+ Nuôi cá 3 tháng: 200 – 300g/con
+ Nuôi cá 4 – 6 tháng: 400 – 500g/con

VII. Các bệnh thường gặp và cách phòng trị cho cá Trê Lai

1) Bệnh thối vi, xuất huyết nội tạng và tiết nhờn ngoài da:
Nguyên nhân: Các ký sinh trùng như Costia, Vodinium hay sán lá đơn chủ làm ảnh hưởng đến cá.

Biểu hiện: Da cá trê sẫm đen hơn, bị tổn thương và có phần phần xuất huyết, ví cá bị thối. Thân và mang cá tiết chất nhờn, chúng bởi lội không có định hướng và thở cũng khó khăn.

Cách giải quyết: Nhằm dễ quan sát, bà con cần rút nước trong bể nuôi đến mức ít nhất có thể để đảm bảo cá có thể bơi. Dùng Formalin với nồng độ 30 – 50ppm (30 – 50g/m³) pha cùng lượng nước còn lại sao cho vừa đủ. 

2) Bệnh sưng mình, trướng bụng
Nguyên nhân: Nguồn nước nuôi cá không được đảm bảo thay và xử lý thường xuyên khiến các vi khuẩn Aeromonas và Cohumnaris gây ra bệnh này. 

Cách giải quyết: Bà con cần thay nước 2 ngày/lần, mỗi lần thay tàm 40% nước để cá không bị sốc. Bạn có thể dùng các chế phẩm sinh học cho bể nuôi hay cân nhắc lấy một lượng vôi từ 15 – 30kg/1000m² và 120 – 200kg/1000m² thả xuống bể nuôi sao cho đủ liều lượng mà không ảnh hưởng đến đàn cá. 

3) Bệnh vàng da
Biểu hiện: Trên da cá chuyển dần sang màu vàng nhạt, nếu bạn không phát hiện kịp thời thì cá sẽ rất nhanh chết. 

Nguyên nhân: Thức ăn nghèo nàn dinh dưỡng, bị thối, ô thiu,…

Cách giải quyết: Thay khoảng 40% lượng nước trong bể nuôi để cá không bị sốc và dùng việc cho ăn từ 2 -3 ngày. Sử dụng 15-30kg vôi cho 1000m² để bón bể nuôi.

4) Bệnh biến dạng đầu và toàn thân
Biểu hiện: Bệnh này rất dễ nhìn ra bởi phần đầu cá méo mó, biến dạng, thân hình cá thì bị cong. Khi bà con lật ngửa cá lên sẽ thấy phần cổ ở giữa 2 vi ngực bị xuất huyết.

Nguyên nhân: Thiếu vitamin C và Premix khoáng

Cách giải quyết: Bổ sung 1g vitamin A vào 1kg thức ăn cho cá loại vitamin A chuyên dụng cho thú y, bán theo kg) và cho chúng ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung vitamin A trộn vào thức ăn và ép thành cám viên để vitamin không bị tan trong nước.

5) Bệnh sán lá 16 móc
Biểu hiện: Đầu to mà đuôi nhỏ, thân cá chuyển sang màu đen, mang cá lâu dần sẽ bị rụng, cá bơi chậm và ăn rất ít.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Dactylogyrus gây ra.

Cách giải quyết: Lấy nước muối pha loãng với nồng độ 3% để tắm cho chúng từ 3 – 5 phút. Sau đó, bà con lấy Dipterex 0,25 – 0,5g/m³ phun trực tiếp lên đàn cá trong bể nuôi từ 1 – 2 ngày.

Trại cá giống Năm Đắc hi vọng với những thông tin hữu ích trên về kỹ thuật nuôi cá  Trê Lai sẽ giúp bà con nông dân nói chung và bà con Cao Lãnh nói riêng có thể nuôi trồng hiệu quả, thu được những thành quả tích cực và có thu nhập ổn định. Chúc bà con sớm thành công ở mùa vụ này và những mùa vụ tiếp theo! 

Nếu bà con cần mua cá giống uy tín và chất lượng, liên hệ ngay Trại cá giống Năm Đắc để được hỗ trợ tận tình ngay nhé!

Bài viết liên quan

Kỹ thuật nuôi cá Rô

Nuôi cá rô là một hoạt động kinh tế thủy sản mang lại lợi nhuận cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây